GÌN GIỮ BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT

Bạn MUỐN  tự tay gói BÁNH CHƯNG ăn tết năm nay ? và cùng tôi gìn giữ truyền thống của dân tộc?
Đằng nào mình cũng làm, tại sao lại không nhân rộng để mọi người cùng làm.
Nếu từ 20 bạn có mong muốn này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn tự tay mình gói những chiếc BÁNH CHƯNG để cùng gia đình dâng lên thắp hương tổ tiên, ông bà mình chiếc bánh tục truyền trong ngày Tết nguyên đán năm nay.
=> Đăng ký bằng cách cmt, tôi sẽ cùng các bạn tổ chức ngày hội gói bánh.


-------------------------------------------------
Thưa các bạn, 

Cứ mỗi năm khi gần đến ngày Tết nguyên đán, tâm trí tôi lại nhớ đến nồi BÁNH CHƯNG mà Mẹ thường giao phó trách nhiệm cho mình từ thời phổ thông đến giờ.

Nhanh thật, thoắt đã 20 năm mình nhận phụ trách cái nồi BÁNH CHƯNG rồi. Nghĩ lại, thấy mình đã có thâm niên gói bánh thật tuyệt vời, hơn một nửa số năm có cuộc sống này, mình đã tự tay gói những chiếc bánh để dâng lên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp Tết đến. Mẹ nói với tôi rằng: Con à, cho dù có bận rộn đến chừng nào đi nữa, con luôn duy trì tục truyền tổ tiên nhé con, cái khuôn Bố để lại cho con ( anh Cả ) gìn giữ, cũng là điều mong muốn để cho anh em con cháu sau này được quây quần bên nhau cùng thưởng thức hương vị ngày Tết.

Vậy mà, giờ đây còn bao nhiêu gia đình giữ được hương vị này trong ngày tết. Các Chàng, Nàng và những ông Bố, bà Mẹ trẻ thời này có lẽ còn ít người quan tâm đến nữa. Cho nên tôi muốn cùng các bạn của tôi gìn giữ cái hương vị cổ truyền BÁNH CHƯNG ngày Tết này.
----------------------------------------------------
Có thể nói, 

BÁNH CHƯNG ngày Tết đã trở thành một phần kí ức đẹp nhất về cái Tết tuổi thơ của rất nhiều thế hệ.

Nhớ đến Tết thì sao có thể quên được cái không khí rộn ràng, nhà nhà mua lá, mua thịt, mua đỗ, gạo nếp để gói BÁNH CHƯNG. Trong khi người lớn tất bật với việc đãi gạo, chọn thịt thái nhân, chẻ củi thì lũ trẻ cũng được bố mẹ giao cho những nhiệm vụ đơn giản hơn như rửa lá dong, xếp lá… Tiếng nói cười ríu rít, nhiều khi còn là những tranh cãi ỏm tỏi đầy đáng yêu. Và rồi khi đêm về, cảm giác Tết càng trở nên diệu kì. Lũ trẻ được thao thức bên ngọn lửa bập bùng, ngồi xuýt xoa đợi bánh chín và hít hà cái hương thơm ngọt ngào lan tỏa khắp nơi. Tiếng của bà, của mẹ trầm ấm sẽ kể cho trẻ nghe về ý nghĩa của chiếc bánh chưng ngày Tết.

Tết xưa đẹp là thế. Chỉ tiếc rằng Tết nay, trẻ con lại ít được trải nghiệm những cái Tết với cảm giác háo hức, thổn thức như  vậy. Thay vào đó cha mẹ sẽ mua những chiếc bánh gói sẵn từ siêu thị và trẻ thì ngơ ngác không hiểu tại sao Tết đến lại phải có BÁNH CHƯNG.

Rất nhiều trẻ em thành thị không biết rằng bánh chưng xanh chính là nhịp cầu nối con cháu với tổ tiên, như một thông điệp bày tỏ hồn quê, như sợi dây gắn kết tình người bền chặt trong mỗi gia đình Việt.
------------------------------------------------------
Ý NGHĨA LÀ THẾ,

BÁNH CHƯNG là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm BÁNH CHƯNG gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt.

Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, BÁNH CHƯNG có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của BÁNH CHƯNG  trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như BÁNH CHƯNG của Việt Nam. 
BÁNH CHƯNG hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét