Có lẽ hai từ dễ làm cho chúng ta nhầm lẫn và
bối rối nhất khi sử dụng trong cuộc sống hằng ngày là “Mục Đích” và “Mục
Tiêu”.
Nhiều người sử dụng mà cuối cùng không thể phân định được sự khác biệt giữa hai
từ này để có thể đạt tới điều mình muốn diễn đạt cách hiệu quả, và từ chỗ diễn
đạt lẫn lộn giữa ngôn từ sử dụng chúng ta cảm thấy rất mơ hồ khi muốn đánh giá
chính xác hiệu quả công việc hay hiệu năng của đời mình. Xuyên qua thời
gian, chúng ta thấy nhiều cuốn sách và buổi hội thảo đó đây lấy nhan đề “Xây
dựng mục tiêu cho cuộc sống”, “Xây dựng mục tiêu cho công việc”, “Đi tìm mục
tiêu cho cuộc đời” nhưng họ lại ngại phải phân định sự khác biệt giữa hai từ
như đã đề cập ở trên nhằm giúp người đang khao khát cải thiện chất lượng cuộc
sống và hiệu năng công việc có một định hướng thật sự rõ ràng để biết điều gì
mình đã đạt được và điều gì chưa cách cụ thể.
MỤC ĐÍCH CÓ TẦM CAO HƠN MỤC TIÊU.
Mục đích là cái cuối cùng phải đạt được, để thực
hiện được mục đích thì ta lại phải đề ra những mục tiêu để đạt được nó và
thường thì mục tiêu gắn liền với những định lượng về thời gian ,số lượng... rõ
ràng, và mục tiêu phải có khả năng thực hiện ( khả thi )
Ví dụ : Khi một công ty xác định mục đích là trở
thành công ty điện tử viễn thông đứng đầu thế giới, họ sẽ xác định các mục tiêu
về lợi nhuận, thị phần, sản phẩm...là như thế nào, và phải đạt được những mục
tiêu đó trong những khoảng thời gian nào...trong ngắn hạn và dài hạn.
Cá nhân mỗi chúng ta cũng có mục đích và mục
tiêu:
Ví dụ mục đích trở thành một bác sỹ giỏi trong một bệnh viện danh tiẽng sau khi ra trường chẳng hạn, bạn sẽ xác định các mục tiêu trong sáu năm học đại học của mình ,mục tiêu trong dài hạn là bạn sẽ phải có bằng tốt thế nào, kiến thức thực tế và lý thuyết cần phải nẵm vững ? các mối quan hệ càn phải có sau 6 năm....rồi từ đó đề ra những mục tiêu ngắn hạn cho năm thứ nhất thứ hai đến thứ 6 rồi ra các mục tiêu nhỏ và chi tiết rõ ràng hơn...và rồi cố gắng quyết tâm để thực hiện từng mục tiêu đó
Ví dụ mục đích trở thành một bác sỹ giỏi trong một bệnh viện danh tiẽng sau khi ra trường chẳng hạn, bạn sẽ xác định các mục tiêu trong sáu năm học đại học của mình ,mục tiêu trong dài hạn là bạn sẽ phải có bằng tốt thế nào, kiến thức thực tế và lý thuyết cần phải nẵm vững ? các mối quan hệ càn phải có sau 6 năm....rồi từ đó đề ra những mục tiêu ngắn hạn cho năm thứ nhất thứ hai đến thứ 6 rồi ra các mục tiêu nhỏ và chi tiết rõ ràng hơn...và rồi cố gắng quyết tâm để thực hiện từng mục tiêu đó
Đây chỉ là ví dụ về một mục đích, có nhiều bạn
trẻ đề ra những mục đích khá tầm cỡ ví dụ trở thành giám đốc marketing của một
công ty có tiếng ở Đông Nam Á, hay thành lập và giữ vững được một công ty riêng
...trở thành người giàu nhất Việt Nam ...tất nhiên cũng phải dựa trên những mục
tiêu có tính khả thi...và việc thực hiện cũng vô cùng gian khổ và quyết
tâm.Thật đáng hoan nghênh và khâm phục.
Sống có mục đích, có thể là những mục đích giản
dị hay những mục đích cao cả về tinh thần, tình thương, hay những mục đích về
danh vọng, địa vị cao xa, những mỗi người cũng cần phải có một mục đích riêng
để cuộc sống có ý nghĩa và sức lực tuổi trẻ ko bị hao mòn lãng phí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét