TÔI CAM KẾT VỚI BẢN THÂN MÌNH - LUẬT HẤP ĐÃN




Tôi mạnh mẽ để không có gì có thể làm dao động tâm trí tôi

Tôi sẽ nói về sức khỏe, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho tất cả những người mà tôi gặp

Tôi sẽ làm cho những người bạn của tôi nhận thấy rằng trong họ có một điều rất giá trị
Tôi sẽ nhìn vào mặt sáng của mọi vật và làm cho lăng kính của mình thành hiện thực
Tôi chỉ nghĩ về điều tốt đẹp nhất, chỉ làm việc tốt nhất và chỉ chấp nhận những điều tốt đẹp nhất.
Tôi ngưỡng mộ thành công của người khác và thành công của chính mình
Tôi quên hết lỗi lầm trong quá khứ và tạo ra thành công lớn trong tương lai
Tôi luôn tươi tắn mọi lúc và dành tặng nụ cười cho những sinh vật sống mà tôi gặp
Tôi dành nhiều thời gian để phát triển bản thân và không bao giờ chỉ trích người khác
Tôi luôn lớn hơn nỗi lo lắng, bình tĩnh hơn mọi tức giận, khỏe mạnh hơn sự sợ hãi và hạnh phúc để loại bỏ hết những vấn đề rắc rối của hiện tại
Tôi nghĩ tốt về tôi và thể hiện điều này với thế giới, không có những lời tiêu cực, thô lỗ chỉ có những lời sâu sắc
Tôi sống trong sự tin tưởng thế giới luôn bên cạnh tôi.

Nguồn: Sưu tầm internet.

NGƯỜI DẬY SỚM DỄ THÀNH CÔNG

Có một câu ngạn ngữ của người Anh là: “Con chim nào dậy sớm thì mới bắt được sâu”.

Tất nhiên mục đích của câu ngạn ngữ trên là để khuyên người ta nên dậy sớm và làm việc chăm chỉ. Bạn có bao giờ nghĩ rằng các CEOs, vận động viên hay rất nhiều người thành công khác đều dậy sớm?
Cuộc đời là để sống chứ không phải để… ngủ.

Dưới đây là 7 lý do bạn nên dậy sớm vào buổi sáng:
1. Bạn có nhiều năng lượng hơn và đầu óc minh mẫn hơn vào sáng sớm
Dậy sớm có thể không khiến bạn có nhiều năng lượng hơn cho một ngày làm việc – điều này còn tuỳ thuộc vào thói quen ngủ của bạn. Nhưng ít nhất dậy sớm sẽ cho bạn nhiều thời gian hoạt động hơn trong ngày và giúp bạn cảm thấy tích cực hơn.
Thức dậy càng trễ thì thời gian làm việc hiệu quả của bạn càng ít lại. Vì thực tế là chả ai muốn làm việc khi trời đã tốt, đặc biệt là khi có bạn bè, gia đình vây quanh.
Dậy sớm, làm được nhiều việc hơn và khi đã hoàn tất mọi thứ, bạn sẽ có thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi.
Thức dậy sớm sẽ cho bạn nhiều thời gian chăm sóc bản thân hơn.
2. Không có gì tệ hơn “vắt chân lên cổ” vào buối sáng
Sẽ rất mệt mỏi khi bạn phải làm mọi thứ quá khẩn trương ngay từ khi mới mở mắt dậy. Không có thời gian để thư thái sẽ khiến công việc dễ rối tinh rối mù và khó kiểm soát.
Hãy dậy sớm và làm những việc hay ho như tập thể dục, uống một tách cafe, nghe nhạc hoặc thậm chí đi ngắm bình minh. Không khí sáng sớm cộng với một đầu óc sảng khoải sẽ giúp bạn bắt đầu ngày mới tuyệt vời hết mức có thể.
3. Buổi sáng là thời gian tuyệt vời cho những điều nhỏ nhặt thú vị
Viết vài dòng. Dọn dẹp. Làm đồ ăn sáng. Đọc sách. Nghe nhạc… Hãy làm tất cả mọi điều “linh tinh” đó nếu bạn muốn.
4. Não bộ hoạt động hiệu quả hơn vào sáng sớm
Đầu óc của bạn sẽ tập trung tốt hơn vào buổi sáng, khi có rất ít sự quấy rầy. Tập trung làm việc một cách tối đá khoảng 2-3 tiếng buổi sáng thường sẽ giải quyết giúp bạn rất nhiều vấn đề tưởng như hóc búa.
5. Hoàn thành công việc sớm – tận hưởng cuộc sống
Chìa khoá hạnh phúc trong cuộc sống nằm ở chỗ biết quản lý và tận dụng thời gian. Dậy sớm một vài tiếng đồng hồ vào buối sáng sẽ giúp bạn rảnh rỗi nhiều hơn vào cuối ngày để làm những điều mình thích.
6. Giấc ngủ tuyệt vời hơn
Thực tế là số tiếng bạn ngủ được trong ngày không ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng giấc ngủ. Thức khuya và dậy trễ không phải là một giải pháp lý tưởng.
Tập thói quen dậy sớm, đến tối bạn sẽ cảm thấy muốn ngủ sớm hơn, dễ ngủ hơn và giấc ngủ cũng hoàn hảo hơn.
7. Những trải nghiệm độc đáo về cuộc sống
Cuộc sống con người là tổng hoà của một loạt những thói quen. Từ những thói quen đó chúng ta tạo nên bản thân mình.
Có rất nhiều thói quen tồi tệ mà chúng ta đã bỏ mặc nó quá lâu, và cứ thế sống không suy nghĩ hay thay đổi gì. Và hiện thực của bạn cứ thế tiếp diễn nhàm chán.
Nếu bạn không dậy sớm bạn sẽ không bao giờ hiểu được sự tuyệt vời của bình minh. Không bao giờ nghe được những âm thanh yên bình của buổi sáng hay cảnh mặt trời ló dạng.
Nếu không dậy sớm bạn sẽ không bao giờ biết được cảm giác thoải mái thư thái và đón chờ ngày mới là như thế nào. Và cũng không bao giờ được trải nghiệm một phần cuộc đời bạn đã luôn bỏ quên chỉ vì… mê ngủ trong suốt nhiều năm.
Giờ thì, đã đủ lý do để bạn dậy sớm rồi chứ?
Theo Edaily

Đừng cố gắng chứng tỏ mình đúng!

Làm thế nào để thay đổi suy nghĩ của người khác nếu bạn nghĩ rằng bạn đúng còn họ thì sai? Tâm lý học chỉ ra rằng điều không nên làm nhất lại là điều mà chúng ta thường hay làm.


Tôi e là tôi phải nói rằng anh đã sai. Lập trường của anh không hợp lý. Hãy lắng nghe và tôi sẽ rất vui lòng giải thích rõ những lý do tại sao tôi đúng còn anh sai. Bạn có sẵn sàng để bị thuyết phục không?

Cứng đầu hơn

Cho dù chủ đề có là biến đổi khí hậu, Trung Đông hay kế hoạch đi nghỉ mát thì đây cũng là cách mà nhiều người trong chúng ta áp dụng khi chúng ta cố gắng thuyết phục người khác thay đổi ý kiến. Đó cũng là cách mà thường dẫn đến việc đối tượng bị thuyết phục trở nên cứng đầu hơn.
Các công trình nghiên cứu cho thấy có một cách tốt hơn – đó là lắng nghe nhiều hơn và và bớt tìm cách dồn đối thủ nhận thua.
Khoảng hơn một thế kỷ trước đây Leonid Rozenblit và Frank Keil ở Đại học Yale cho rằng trong nhiều trường hợp mọi người tin rằng mình hiểu bản chất của mọi việc trong khi trong thực tế hiểu biết của họ chỉ dừng lại ở bề mặt mà thôi.
Họ gọi điều này là ‘ảo ảnh chiều sâu khám phá’. Họ bắt đầu công trình với việc yêu cầu các đối tượng hỗ trợ nghiên cứu tự đánh giá xem họ hiểu các nguyên tắc của việc dội toilet, đồng hồ tốc độ trên xe hơi và máy may như thế nào.
Sau đó, những người này được yêu cầu trình bày những gì họ hiểu và trả lời một số câu hỏi.
Kết quả cho thấy, về trung bình, những người tham gia thí nghiệm đánh giá hiểu biết của họ tệ hơn sau khi được kiểm tra.
Vấn đề là, các nhà nghiên cứu cho biết, chúng ta lầm lẫn giữa hai việc là mình quen thuộc với những điều này với việc mình có hiểu chi tiết nguyên tắc làm việc của nó hay không.

Có thật sự hiểu vấn đề?

Bình thường thì không có ai kiểm tra chúng ta và nếu có thắc mắc gì thì chúng ta chỉ cần nhìn lại sự việc mà thôi. Các nhà tâm lý gọi hiện tượng này là con người thường có khuynh hướng ‘đi tắt’ trong tư duy khi đưa ra những quyết định hoặc đánh giá.
Tại sao phải mắc công tìm hiểu mọi thứ trong khi không làm cũng không sao? Điều lý thú là chúng ta có thể che giấu với chính mình hiểu biết của chúng ta nông cạn như thế nào.
Đây là một hiện tượng quen thuộc đối với bất cứ ai đã từng dạy cái gì đó. Thông thường, chỉ cần những khoảnh khắc đầu tiên khi chúng ta bắt đầu tập trước những gì chúng ta sẽ nói để trình bày một vấn đề, hoặc tệ hơn, chỉ cần câu hỏi đầu tiên của sinh viên đưa ra, là chúng ta nhận ra rằng mình không thật sự hiểu vấn đề.
Trên toàn thế giới, các giáo viên nói với nhau rằng: “Tôi không thật sự hiểu vấn đề cho đến khi tôi dạy nó.” Cũng như nhà nghiên cứu và nhà phát minh Mark Changizi mỉa mai: “Tôi phát hiện ra rằng dù tôi dạy có tệ thế nào đi nữa tôi vẫn học được cái gì đó.”
Công trình nghiên cứu được xuất bản hồi năm ngoái về ‘ảo tưởng hiểu’ cho thấy nó được vận dụng để thuyết phục người khác rằng họ đã sai như thế nào. Nhóm nghiên cứu do ông Philip Fernbach ở Đại học Colorado lập luận rằng việc này cũng có tác dụng như nhau trong hiểu biết chính trị và trong việc hiểu nguyên tắc hoạt động của toilet.
Nhóm nghiên cứu này cho rằng những ai có lập trường chính trị mạnh mẽ thường cởi mở hơn đối với những ý kiến khác biệt khi được yêu cầu giải thích một cách chính xác vì sao họ cho rằng chính sách họ ủng hộ sẽ đem lại kết quả họ tin tưởng.

Khảo sát qua mạng

Kêu gọi một số người Mỹ tham gia thí nghiệm trên mạng Internet, nhóm nghiêm cứu đã hỏi ý kiến những người này về một loạt các chính sách gây tranh cãi cùa Mỹ, chẳng hạn như áp đặt lệnh cấm vận đối với Iran, y tế và chính sách cắt giảm khí CO2. Một số người trong nhóm thứ nhất được yêu cầu trình bày quan điểm và đưa ra lý do tại sao họ có quan điểm như vậy. Những người này có cơ hội đưa ra suy nghĩ của mình về vấn đề cũng giống như bất cứ ai có cơ hội trình bày quan điểm của mình trong một cuộc tranh luận.
Còn nhóm thứ hai lại làm một việc khác và khác một cách tinh tế. Họ được yêu cầu phân tích chính sách mà họ ủng hộ sẽ thành công hay thất bại như thế nào. Họ được yêu cầu theo dõi từng bước từ đầu cho đến cuối – từ lúc chính sách đó hình thành cho đến kết quả mà nó được mong đợi.
Kết quả rất rõ ràng. Nhóm trình bày lý do thì vẫn tin tưởng vào lập trường của họ cũng giống như trước khi họ tham gia vào thí nghiệm. Còn nhóm được yêu cầu giải thích về sự thành công hay thất bại của chính sách thì có thái độ mềm dẻo hơn và có sụt giảm tương ứng trong cách đánh giá mức độ về vấn đề của họ.
Những người mà trước đây ủng hộ hoặc chống đối mạnh mẽ việc trao đổi phát thải khí CO2 chẳng hạn – họ có khuynh hướng trở nên ôn hòa hơn và sẽ đánh giá mình bớt quyết tâm hơn trong thái độ ủng hộ hay chống đối.
Do đó, đây là điều cần phải lưu ý khi lần tới nếu bạn cố tìm cách thuyết phục một người bạn rằng chúng ta nên xây dựng nhiều nhà máy năng lượng hạt nhân hơn và rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản là điều không thể tránh khỏi hay khủng long đã từng tồn tại bên cạnh con người 10.000 năm trước đây. Tuy nhiên, cần nhớ rằng bạn vẫn có cơ hội mà bạn cần để có thể giải thích một cách chính xác tại sao bạn cho rằng mình đúng. Nếu không bạn sẽ trở thành người phải thay đổi quan điểm của mình đấy.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2014/11/141109_best_way_to_win_argument_vert_fut

Giáo dục đã định hình đất nước Israel như thế nào?


Điều gì đã khiến cho Israel từ một nước nông nghiệp, đã vươn lên thành một trong những quốc gia giàu có và hùng mạnh trên Thế giới?
Israel, đất nước đã trải qua một lịch sử vô cùng đau thương và cay đắng. Đất nước mà người dân phải lang thang khắp mọi nơi trên Thế giới trong suốt gần 1500 năm, và mới chỉ giành được độc lập từ năm 1948.
Thời đại trước công nguyên, Đền Thờ ở Jerusalem và kinh Torah là hai trụ cột của Do Thái giáo. Với sự kiện Đền Thờ thứ 2 bị phá hủy bởi người Babylon vào khoảng năm 70 sau công nguyên, tín ngưỡng Do Thái vĩnh viễn mất đi một trong 2 trụ cột, chỉ còn trụ cột là kinh Torah và bắt đầu đi trên một con đường độc đáo, khác hẳn với các dân tộc khác.
Khi đó, những người đứng đầu nhà nước Do Thái đã đưa ra một sắc lệnh vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến cả vận mệnh của một quốc gia sau đó 1.500 năm. Sắc lệnh này giúp cho đất nước Do Thái từ một nước thuần nông nghiệp chuyển sang tập trung phát triển hoàn toàn cho giáo dục.
Những người đứng đầu đã ban hành một sắc lệnh tôn giáo yêu cầu tất cả các ông bố Do Thái phải gửi con trai từ 6-7 tuổi đến trường để học. Nếu không chấp nhận, gia đình đó sẽ bị khai trừ khỏi đạo.
Trong suốt thiên niên kỷ thứ nhất, không có dân tộc nào trên thế giới trừ người Do Thái có yêu cầu cha phải giáo dục con trai.
Như vậy, ngay từ thế kỷ thứ 1, giáo dục đã trở thành 1 trong 2 thứ quan trọng nhất của người Do Thái.
Trong một thế giới của những người không biết đọc, biết viết – như thế giới của thiên niên kỷ thứ nhất, thì khả năng biết đọc, biết viết hợp đồng, lập thư từ giao dịch, sổ sách kế toán sử dụng bảng chữ cái thông dụng mang lại cho người Do Thái một lợi thế hơn hẳn các dân tộc khác.
Người dân Do Thái đã dần từ bỏ nghề nông nghiệp, chuyển sang làm các nghề như buôn bán, cho vay lãi, chủ nhà băng,..
Sau hơn 1.000 năm, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp của người Do Thái đã giảm từ 85% xuống chỉ còn 15%.
Người Israel quan niệm rằng, đất đai có thể mất, nhưng “bộ óc” của con người thì luôn tồn tại. Ngày nay 100% trẻ em ở Israel đều biết đọc biết viết, chuyện những đứa trẻ 10 tuổi có thể nói đến 4 ngôn ngữ khác nhau là điều bình thường ở đất nước này.
Khi được hỏi về bí quyết nào khiến cho trẻ em Israel thông minh và học giỏi như vậy, bà Meirav Eilon Shahar - Đại sứ Israel tại Việt Nam, mẹ của 3 người con, cho biết: ''Chúng tôi không có bí quyết gì đặc biệt, con cái có thông minh và học giỏi hay không là do bố mẹ chúng. Đừng ỷ lại vào thầy cô hay nhà trường, vì trách nhiệm giáo dục con cái phải thuộc về gia đình trước tiên. Cha mẹ hãy là người định hướng và tạo nên thói quen học tập cho con trẻ''.
Tính đến năm 2011, giải Nobel đã trao 108 lần cho trên 800 nhân vật và các tổ chức xã hội. Nếu tính tất cả các giải, ít nhất có 181 người Do Thái được trao giải Nobel, chiếm 22% số nhân vật được coi là những trí tuệ hàng đầu của nhân loại.
Trong khi đó, số người Do Thái trên Trái đất là 20 triệu (cả trong và ngoài nước) nghĩa là chưa đến 0,2% dân số thế giới.
Israel giờ đây đã là một đất nước có nền kinh tế phát triển, hùng mạnh bậc nhất thế giới. Cộng đồng người Do Thái dù ở nơi nào trên thế giới, cũng đều là những cộng đồng đoàn kết và giàu có bậc nhất. Đó đều là kết quả của việc coi trọng giáo dục từ 2.000 năm trước đây.
Nguồn: http://nhuongquyen.org/tin-tuc/1003_2054/Giao-duc-da-dinh-hinh-nen-dat-nuoc-Israel-nhu-the-nao-NhuongQuyen-Org.htm.htm